Tất tần tật về dress shoes - Cách để phân biệt các loại giày nam
Đối với dòng giày nam hàng hiệu thì có rất nhiều mẫu mã, kiểu dáng. Để dễ phân biệt được các kiểu giày tây nam thì hãy cùng Banuli khám phá nhé.
Sau đây là tên gọi và kiểu dáng phân biệt:
1. Giày da nam Oxford
Giày cột dây lịch sự có thể chia làm 2 loại : Oxford và Derby. Cả 2 có điểm chung và đều có phần thân giày trước (vamp) gắn liền với thần thân giày sau ( quarters), đế thấp và đóng bởi công nghệ Goodyear welt.
Với giày Oxford, các lỗ xâu dây được đặt ở dưới phần vamp (phần trước của đôi giày). Kiểu giày này đôi khi còn được gọi là “closed front”, do phần phía trước của giày luôn được khép lại với nhau bằng dây buộc.
Derby (đôi khi còn gọi là kiểu Gibson) là loại giày buộc dây, mà lỗ xâu dây được gắn vào phần trên của vamp (phần trước của đôi giày). Kiểu giày này còn có tên gọi khác là “open front”.
Ngoài ra, một chi tiết giúp phân biệt 2 kiểu giày là, ở Oxford, phần da thân trên được may đè hoặc may liền lên phần thân dưới, tạo cảm giác trang trọng, trong khi ở Derby thì ngược lại.
Một giải thiết khác nói rằng, phong cách giày Oxford xuất phát từ Scotland, nơi mà nó được gọi dưới cái tên “Balmoral”, viết tắt của tên một tòa lâu đài tại đây. Vì thế, ở Mỹ, những đôi giày này vẫn được gọi là Balmoral. Ngày nay, người Anh gọi kiểu giày này là Oxford, còn người Mỹ vẫn gọi là Balmoral (hoặc Bal).
Từ Oxford được dùng khi đôi giày có phần mũi phẳng. Tuy nhiên, phần mũi giày và các phần khác có thể được trang trí bởi họa tiết lỗ – được biết đến với tên gọi “semi-brogue” hoặc “London brogue”. Hoặc, đôi giày có thể có mũi tròn, với họa tiết lỗ chi tiết hơn, được gọi là “full brogue”.
2. Giày da nam Derby
Giày Derby ra đời vào những năm 1850’s và được sử dụng vào những dịp săn bắn hay chơi thể thao. Bước sang thời đại công nghiệp hóa của thế kỷ 20, trước sự cạnh tranh mạnh mẽ của các hãng dụng cụ thể thao chuyên nghiệp Adidas, Asics, Nike … Giày Derby không còn là loại giày được sử dụng trong các sự kiện thể thao nữa.
Ngày nay Derby được xem như một loại giày lịch sự, dùng nhiều bởi dân công sở nhưng không quá cứng nhắc và nghiêm trang như Oxford, với phần mui giày mở rộng hơn, dễ dàng hơn trong việc điều chỉnh độ rộng chật của dây giày, lại có thể vừa với nhiều kiểu chân hơn.
3. Giày da nam Bluchers
Blucher là tên vị tướng người Phổ Gebhard Leberecht von Blücher ở thế kỷ 18. Ông đã cho cải tiến một loại bốt thành loại giày có thêm phần da ở phía trước để có thể bảo vệ chân. Sau đó, loại giày này được sử dụng trong hầu hết các doanh trại quân đội ở Châu Âu. Nhìn thoáng qua Blucher khá giống Derby ở phần mui giày mở.
Nhưng nếu quan sát kỹ ta sẽ thấy đối với Derby, phần thân gồm 2 miếng da riêng biệt được may đè lên miếng da phần thân trước, trong khi Blucher, phần thân trước và sau là da liền miếng, còn phần mui được ghép bởi 2 miếng da nhỏ ở trên.
4. Giày da nam Brogue
Brogue (phiên âm: /broug/) là một đôi giày khá quen thuộc và phổ biến, không chỉ dành cho nam mà còn nữ giới. Trên thực tế, brogue là cách gọi cho một kiểu trang trí trên giày. Vì vậy, có rất nhiều kiểu giày brogue, đó có thể là một đôi lười (loafer), giày đế kếp buộc dây hay bốt.
Tất cả những đôi giày được trang trí bằng những lỗ da đột trên bề mặt đều được gọi là brogue. Loại giày này có nguồn gốc từ Scotland và Ireland, những chiếc lỗ có chức năng để thoát nước khi đi vào vùng đất lầy. Do đó, vào đầu thế kỷ 20, loại giày này chỉ được dùng cho các hoạt động ngoại trời và ở vùng thôn quê.
Dần dần, Brogue xuất hiện nhiều hơn dưới các kiểu dáng và chất liệu phong phú. Không những thoát ra khỏi vùng quê, chúng còn trở thành một kiểu giày phổ biến trong công sở hay các bữa tiệc sang trọng. Và hẳn nhiên, phần đục lỗ cũng chỉ còn chức năng trang trí mà thôi.
5. Giày da nam Monk Strap
MonkStrap là kiểu giày công sở cao cấp có nguồn gốc từ những thầy tu Châu Âu trên dãy Alps, trong nỗ lực tìm kiếm kiểu dáng thay thế cho các loại sandal cổ điển. Giày Monks Strap không có dây buộc; thay vào đó kiểu này có một lớp da vắt ngang phần gần mũi giày và có khóa. Ngày nay Monstrap được xem như một kiểu giày có thể thay thế cho giày cột dây trong các dịp trang trọng.
Kiểu giày với 1 khóa nằm bên hông được xem như 1 kiểu giày bất hủ và nên có của đàn ông ( bạn có thể thử 1 đôi chất liệu da lộn màu chocolate ), trong khi kiểu 2 khóa gợi nên cảm hứng quân đội. Monkstrap cũng là kiểu giày được ưa chuộng trên sàn diễn thời trang những năm nay.
6. Giày da nam Loafer
Không như tên thường gọi của nó (giày lười ) Loafers không hề đem đến phong cách xuề xòa và cẩu thả, dù nó mang lại sự thoải mái hơn các kiểu giày cột dây. Nguồn gốc của nó có giả thiết từ vua George VI, người muốn sáng tạo ra một kiểu giày mang trong nhà dành cho dinh thự riêng của ông ta vào năm 1926.
Đế thấp và không có dây, nó có thiết kế phần trên khá giống moccasin và thường có một miếng da nằm ở phần trên mui giày (the saddle ). Điểm nhận diện giữa Loafers và Moccasin là không nhiều chi tiết ở phần mui và có đế. Các kiểu loafers cổ điển gồm có Penny, Tassel và Gucci. Phần này sẽ được giới thiệu chi tiết trong một bài viết khác.
7. Giày da nam Chukka
Là tên gọi loại giày boots cao đến mắt cá nhân, thân được làm từ 2 miếng da ghép lại và có 2 hay 3 lỗ xỏ dây. Giày Chukka là loại giày causal với truyền thống làm từ da dê, nhưng một đôi chukka bằng da lộn ( suede ) hay da dê non đen cũng phù hợp cho các dịp trang trọng.
Theo truyền thống, đế giày thường làm bằng da, nhưng ngày nay có thể làm bằng đế Crepe, đế cao su. Đế Crepe lần đầu được giới thiệu bởi Nathan Clark sau khi ông thấy các người lính mang Desert boots trong chuyến đi đến Burma vào năm 1941. Bạn có thể chọn chukka màu nâu hoặc màu tan, và không nên kết hợp giày chukka đế crepe với bộ suit của mình.
8. Giày da nam Chelsea Boot
Chelsea boots là loại bốt ngắn cổ đến mắt cá và ôm chân. Loại boots này được thiết kế vào thời kỳ Victoria, ban đầu được dành cho việc cưỡi ngựa. Đặc điểm nhận biết của đôi boots này chính là phần thun ở hai bên hông, chạy từ phần cổ chân trở xuống. Phần thun này sẽ giúp bạn đi giày dễ dàng hơn, thay vì phải dùng khóa kéo.
Chelsea boots đặc biệt phổ biến vào những năm 60s, do chúng là kiểu giày ưa thích của nhóm nhạc The Beatles và The Stones. Thậm chí, chúng còn là phụ kiện không thể thiếu đối với các nhân vật trong bộ phim Star Wars.
Đôi giày có quyến rũ vô hạn với thời gian là dấu ấn đặc biệt nếu bạn muốn sở hữu vẻ đẹp nam tính cổ điển không thể cưỡng lại được. Không những thế, bạn có thể diện hầu hết mọi phong cách với kiểu giày này. Cho dù bạn đầu tư vào một đôi của Saint Laurent hay John Lobb, bạn đều có thể dễ dàng phối nó với các bộ suits may đo từ Savile Row hoặc quần jeans ôm và áo khoác da.
Về chi tiết của giày tây nam:
Plain Toe: Sự đơn giản thường đi kèm với vẻ thanh lịch. Ví dụ điển hình là từ những đôi giày trang trọng nhất, dù là Oxford, Derby hay Chealsea, với không có bất kỳ một họa tiết gì bên trên.
Cap Toe: Là phần da thêm ở mũi giày khiến đôi giày trông phá cách hơn- đặc biệt ở một đôi Derby. Phần captoe ở Oxford cũng đem lại sự trang trọng, nhưng thường chỉ thấy dung bởi các doanh nhân giàu có.
Whole Cut: Phần thân giày được làm từ 1 miếng da duy nhất, tạo nên một vẻ thanh lịch đặc biệt khiến bạn yêu ngay từ cái nhìn đầu tiên.
Round Toe: Để chỉ phần mũi giày được bo tròn
Chisel Toe: Phần mũi giày vuông vức nhưng hơi có xu hướng thu nhỏ dần ở 2 cạnh bên.
Wingtips: Đây là loại brogue phổ biến nhất. Nếu đứng ở vị trí đối diện với người mang giày, bạn sẽ thấy phần trang trí tạo thành chữ W như con chim sải cánh trên mũi giày.
Đường đục lỗ viền chữ W sẽ chạy gần như dọc 2/3 theo thân giày về phía trước, kéo dài từ thân bên này sang bên kia. Phần đục lỗ không chỉ xuất hiện ở mũi giày mà còn ở phần rìa quanh cổ giày, cùng với những đường trang trí hình răng cưa.
Semi-brogues (hay Half brogues): Loại semi-brogue có dáng vẻ lịch sự hơn full brogue, xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1937 trên đôi giày oxford của một hãng sản xuất giày tại Anh.
Đây là loại giày chỉ có phần trang trí bao đầu mũi giày, thay vì có chữ W trải rộng ở phần bề mặt trước. Phần đường riềm vẫn được giữ nguyên theo đường đục lỗ.
Full Brogue: Là kiểu kết hợp giữa semi-brogue và wingtip cổ điển. Ngoài ra, full brogue còn được chia thành hai loại. Một là “austerity brogue” ( /ɔˈstɛrɪti broug/), chỉ có phần riềm hình chữ W đơn giản mà không có phần trang trí đục lỗ, thích hợp với những người yêu thích sự đơn giản và những sự kiện yêu cầu sự nghiêm túc tối đa.
Trong khi đó, loại chỉ có phần đục lỗ mà không có phần riềm răng cưa được gọi là “blind brogue” (/blaind broug/).
Quarter brogue: Tương tự như semi-brogue và đơn giản hơn, loại giày này chỉ trang trí ở phần đầu mũi giày, nhưng sẽ không có phần đục lỗ ở trung tâm mũi giày.
Longwing brogues: Loại giày này có đường đục lỗ trang trí bao quanh toàn bộ phần thân giày. Ngoài ra phần đế cũng thường khá dày.
Mặc dù đã từng khá thịnh hành vào những năm 1970, đến nay chúng không còn được mấy ưa chuộng.
Bây giờ thì chắc hẳn các quý ông đã tự tin hơn trong việc phân biệt các loại dress shoes phù hợp với sở thích và cá tính của mình rồi. Tạm thời dừng ở đây, phần 2 sẽ đề cập đến các thông tin khác như các loại đế, da và kỹ thuật đóng giày phổ biến.
Xem thêm quy trình sản xuất giày tây nam tại đây https://banuli.vn/quy-trinh-san-xuat-giay-da-nam.html