Doanh nghiệp da giày nội địa ngày càng yếu thế trước doanh nghiệp FDI

04/02/2020 | Banuli

Từ trước đến nay, các doanh nghiệp da giày Việt Nam vẫn luôn thua kém các doanh nghiệp da giày nước ngoài tại Việt Nam về vốn, chất lượng nhân sự, công nghệ máy móc, kĩ thuật sản xuất, cơ sở sản xuất... Mặc dù Chính phủ và Nhà nước đã hết sức hỗ trợ các doanh nghiệp nội địa phát triển và khắc phục những khó khăn, nhưng những công ty sản xuất giày dép Việt Nam ngày càng yếu thế trước các doanh nghiệp FDI. Bằng chứng là kim ngạch xuất khẩu của ngành giày da Việt Nam tăng trưởng mạnh với hai con số trong 6 tháng đầu năm 2017, nhưng tỷ trọng xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước lại đang giảm dần.

giay-da-nam

Theo Tổng cục Hải quan Việt Namxuất khẩu toàn ngành da giày trong sáu tháng đầu năm 2017 ước đạt 8,7 tỉ đô la Mỹ, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó, xuất khẩu nhóm hàng giày da nam cao cấp, giày nữ các loại đạt khoảng 7,04 tỉ đô la Mỹ, tăng hơn 12%, còn lại là nhóm hàng túi xách, thắt lưng, ví, ô, dù đạt 1,65 tỉ đô la Mỹ, tăng hơn 4% so với năm ngoái.

Chủ tịch Hiệp hội Da – Giày – Túi xách Việt Nam (Lefaso) - ông Nguyễn Đức Thuấn cho biết, nhìn chung, tình hình sản xuất, xuất khẩu của các doanh nghiệp da giày tại Việt Nam bao gồm cả nội địa và ngoại địa trong năm nay tiến triển khá tốt và tăng trưởng một cách thuận lợi theo đúng như dự tính ban đầu. Ông cũng dự báo rằng, đến hết năm 2017, khả năng cao là tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành da giày nước ta có thể đạt 17,8 tỉ đô la Mỹ, tăng hơn 10% so với năm 2016.

Trong đó, nhóm khối doanh nghiệp da giày có vốn đầu tư nước ngoài (bao gồm các doanh nghiệp FDI) tại Việt Nam đang chiếm ưu thế và phần trăm ngày càng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép và túi xách của Việt Nam đến các nước trên thế giới. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong nửa đầu năm nay, doanh nghiệp FDI chiếm đến 81% tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam. Trước đó, con số này của các doanh nghiệp nước ngoài cũng chiếm đến 79%, gấp 4 lần so với tổng kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp nội địa. Và một điều đáng lo ngại là con số này không có xu hướng giảm.

giay-da-nam

Trong khi đó, các công ty sản xuất giày dép trong nước không mở rộng được sản xuất do gặp khó khăn về nguồn vốn và tiếp cận thị trường. Tỷ trọng xuất khẩu da giày nói chung của doanh nghiệp trong nước tiếp tục có xu hướng giảm, từ mức 25% năm 2013, xuống còn 18,7% trong sáu tháng đầu năm 2017. Tỷ trọng xuất khẩu mặt hàng giày dép nam nữ các loại của doanh nghiệp trong nước giảm từ mức 24,4% trong năm 2013 xuống còn 18,8% trong sáu tháng đầu năm nay, và nhóm hàng phụ kiện thời trang bao gồm túi xách, cặp, thắt lưng, ví các loại giảm từ 27,9% năm 2013 xuống còn 18,5%. Như vậy, với việc giảm 5.8% trong 4 năm, các doanh nghiệp giày dép riêng đang ngày càng yếu thế so với các doanh nghiệp FDI.

Ngoài ra, khó khăn chồng chất khó khăn, theo ông Thuấn, ngành da giày không chỉ phải đối mặt với những vấn đề về vốn, mà còn phải đang đối mặt với vấn đề về sản xuất và nhân sự, là làm sao để tăng năng suất lao động, tăng thu nhập trung bình cho công nhân trong khi đó người lao động vẫn không phải tăng ca, thậm chí lại được giảm giờ làm, giúp người công nhân có đời sống cân bằng hơn và dư dả hơn, từ đó giữ được những người lao động có tay nghề và tâm huyết.

Việc quan trọng là các doanh nghiệp nội địa phải thay đổi suy nghĩ, chính sách và chiến lược bằng những tầm nhìn mới, trong đó lấy khoa học công nghệ làm nền tảng, tích hợp các khoa học công nghệ trong một chuỗi giá trị sản phẩm trên nền tảng quản trị tự động để gia tăng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm xuất khẩu để đáp ứng những yêu cầu ngày càng khắt khe từ các trị trường xuất khẩu giày dép của Việt Nam. Ông Thuấn cũng cho biết thêm hiện năng suất lao động của công nhân Việt Nam đang thấp hơn Trung Quốc tới 20% nhưng lại cao hơn một số nước khác trong khu vực Đông Nam Á như Myanmar, Indonesia,... Điều đó chứng tỏ, các doanh nghiệp nội địa không phải không có tài năng, mà vấn đề  nằm ở tầm nhìn và chiến lược. Do đó, để nâng cao tính cạnh tranh so với các doanh nghiệp da giày FDI, đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải cố gắng thêm gấp nhiều lần. 

Xem thêm Trong tương lai ngành da giày Việt Nam vẫn là ngành công nghiệp chủ lực https://banuli.vn/trong-tuong-lai-nganh-da-giay-van-la-nganh-cong-nghiep-nhe-chu-luc.html

Tag :