Trong tương lai ngành da giày vẫn là ngành công nghiệp nhẹ chủ lực

04/02/2020 | Banuli

Ngành da giày từ trước đến nay đều đóng một vai trò quan trọng trong việc đóng góp vào sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam và trong tương lai, ngành công nghiệp da giày vẫn là ngành sản xuất công nghiệp trọng điểm.

Trong buổi làm việc của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng và Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thắng Hải cùng ông Nguyễn Đức Thuấn - Chủ tịch Hiệp hội Da giày và Túi xách Việt Nam, nhận định rằng trong nhiều năm qua, ngành da giày Việt Nam đã phát triển một cách mạnh mẽ nhờ những lợi thế về nguồn lao động dồi dào, giá công lao động rẻ và các chính sách thu hút đầu tư cởi mở từ Chính phủ cũng như cơ hội từ những Hiệp định Thương định thương mại tự do. Toàn ngành hiện có hơn 700 công ty sản xuất giày dép, sử dụng 1,5 triệu lao động. Trong đó doanh nghiệp nước ngoài chiếm gần 1/4 tổng doanh nghiệp da giày, sử dụng khoảng 50% lao động, chiếm hơn 70% kim ngạch xuất khẩu. Năm 2016, Việt Nam xuất khẩu 17 tỷ USD sản phẩm da, giày, túi xách. Con số này của 9 tháng đầu năm 2017 là 14,72 tỷ USD. 

Hiện nay ngành da giày với tốc độ tăng trưởng trung bình hằng năm là 12%, đang chiếm khoảng 10% kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Dự kiến trong 3 năm tiếp theo, ngành sẽ đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 20 tỷ USD/năm. Nhận định này là hoàn toàn có cơ sở bởi sản phẩm giày dép của Việt Nam hiện nay đã xuất khẩu tới hơn 50 nước trên thế giới. Tại các thị trường chính là Hoa Kỳ, Châu Âu, Hàn Quốc và Nhật Bản, giày dép Việt Nam tiếp tục tăng thị phần và đứng vị trí thứ 2 chỉ sau Trung Quốc.

Lợi thế lớn nhất của ngành da giày Việt Nam là nguồn nhân lực trẻ, dồi dào, được đào tạo bài bản, lành nghề. Đây cũng là lợi thế quan trọng giúp ngành da giày thu hút sự đầu tư mạnh từ các tập đoàn sản xuất lớn của nước ngoài. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi thế thì ngành cũng gặp phải không ít những khó khăn như các ngành công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển, ngành chế tạo máy, cơ khí chính xác không có khả năng sản xuất ra những máy móc, khuôn mẫu cho sản xuất trong khi các doanh nghiệp da giày Việt Nam đang phải chịu chi phí rất lớn để nhập khẩu máy móc từ nước ngoài. Ngoài ra, việc nghiên cứu và phát triển chưa được nhiều doanh nghiệp đầu tư đúng mức, trong khi đó giai đoạn này lại đóng một vai trò đặc biệt quan trọng tạo ra giá trị gia tăng lớn cho sản phẩm xuất khẩu.

giay-da-nam

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng khẳng định, ngành da giày là ngành công nghiệp trọng điểm, đóng góp lớn vào xuất khẩu, tạo ra hàng ngàn công ăn việc làm cho lao động, hơn nữa còn rất phù hợp với điều kiện và khả năng phát triển của Việt Nam. Phó Thủ tướng cũng rất ấn tượng với sự phát triển của ngành thời gian qua, điển hình là xưởng sản sản xuất giày dép vốn trong nước - Công ty Cổ phần Quốc tế Sahara đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ, ấn tượng, nhanh chóng tiếp cận trình độ phát triển chung của thế giới. Các khâu tổ chức, quản lý sản xuất, nghiên cứu phát triển, trang thiết bị, máy móc, ứng dụng công nghệ, giảm tải ô nhiễm môi trường và phát triển mạng lưới phân phối được Công ty quan tâm đầu tư và đạt nhiều tiến bộ quan trọng.

Phía Chính phủ sẽ tiếp tục điều chỉnh các chính sách phát triển ngành da giày và các lĩnh vực công nghiệp phụ trợ bằng cách rà soát xem các quy định, chính sách hiện nay có phù hợp, có thực tế, có còn đủ hấp dẫn nhà đầu tư vào ngành da giày nữa không. Nhiệm vụ các doanh nghiệp là khắc phục những yếu kém để phát triển ngành da giày thành ngành có giá trị sản xuất lớn, sức cạnh tranh cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế. Muốn vậy, các ngành công nghiệp hỗ trợ ngành da giày phải phát triển một cách mạnh mẽ. Các doanh nghiệp trong nước phải chủ động đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển chứ không trông chờ vào các doanh nghiệp nước ngoài. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nội địa nên đẩy mạnh liên kết với nhau để tạo ra các trung tâm R&D quy mô, hiện đại.

Ngoài ra, LEFASO cũng đóng một vai trò quan trọng trong phát triển ngành da giày, đó là cung cấp thông tin phát triển ngành, thông tin thị trường, là cầu nối giữa các doanh nghiệp với nhau. Hiệp hội phải chủ động liên hệ với các Bộ, ngành Trung ương để kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ những khó khăn trong sản xuất, kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp phát huy hết sức mạnh tiềm năng.

Xem thêm Việt Nam và Ý đẩy mạnh liên kết trong lĩnh vựa da giày https://banuli.vn/viet-nam-va-italia-day-manh-lien-ket-trong-linh-vuc-da-giay.html

Tag :