Tìm hiểu về cội nguồn ra đời của giày dép

04/02/2020 | Banuli

Không ai có thể phủ nhận rằng giày dép là một trong những vật dụng không thể thiếu đối với cuộc sống hàng ngày của mỗi chúng ta. Có lẽ không bao giờ bạn thắc mắc về sự ra đời của những đôi giày đó bởi ở thời đại này, từ khi sinh ra, đôi chân chúng ta đã được bao bọc bởi chúng rồi. Nhưng hàng nghìn năm về trước, tổ tiên chúng ta đã phát minh ra vật dụng này như thế nào. Hãy cùng tôi tìm hiểu về lịch sử ra đời của giày dép nhé.

giay-da-nam

Lịch sử phát triển của loài người đã chứng minh được rằng, giày dép là một trong những phát minh đầu tiên của loài người. Từ thời nguyên thủy, con người sớm nhận thức rõ tầm quan trọng của việc bảo vệ bàn chân khỏi những địa hình lởm chởm, ghồ ghề đá và cát nóng trong những lần săn bắt hay di chuyển tìm nơi trú ẩn. Những tài liệu về các nền văn mình cổ đều có đề cập đến giày. Bên cạnh việc được đề cập nhiều trong Kinh Thánh, giày cũng thường hay xuất hiện trong văn hóa dân gian của nhiều dân tộc khác nhau như những câu truyện cổ tích về Đôi giày bảy dặm, Chú Mèo đi hia, Lọ Lem... Nếu bây giờ là tục ném hoa sau khi cưới thì trước đây người ta ném giày như một vật mang lại may mắn. Ban đầu, giày chỉ đơn giản là miếng cỏ bện lại hoặc miếng da sống được gắn vào chân. Một số loại giày dép được bện từ lá cói, trang trí rất nghệ thuật và đẹp mắt. Dần dần, việc làm dép đã trở thành một môn nghệ thuật rất phổ biến. 

Giày dép cũng được xem là một biểu tượng thể hiện địa vị xã hội của người mang nó. Ở Nhật Bản, có sự khác biệt lớn giữa những người trong hoàng gia, những thương nhân và nghệ sĩ, sự phân biệt thể hiện rõ nét trong nghề nghiệp. Giày của người Hi Lạp chú trọng đến thiết kế và thẩm mỹ, thường được trang trí kèm với vàng và đá quý. Trong khi đó, người La Mã lại phát minh ra loại dép dã chiến phục vụ cho quân đội. Có một giai đoạn phát triển cho thấy người ta không mấy quan tâm đến khía cạnh bảo vệ và sự thoải mái của một đôi giày. Cái mà họ quan tâm là sự hoàn hảo trong tay nghề và phong cách thiết kế cầu kỳ của chính đôi giày đó. 

Cuối thế kỷ 19, hầu hết giày dép được sản xuất là các loại đế bằng và thẳng, chẳng có sự khác biệt nào giữa chiếc trái và chiếc phải. Một chiếc giày bao gồm một lớp đế nền để tạo ra một chiếc giày “siêu mỏng” và một miếng da được đặt lên phía mũi để tạo ra một khoảng trống cần thiết cho chân. Đến năm 1850, người ta mới sản xuất giày bằng các dụng cụ cầm tay như chiếc dùi uốn cong, cái đục giống như con dao và dao cạo. Thời này chỉ thêm vào một số dụng cụ như kìm, búa, giấy ráp, kê đá để phần cạnh và phần đế được hoàn thiện hơn. 

Vào năm 1845 chiếc máy sản xuất giày đầu tiên được đưa vào sử dụng. Đó là máy cán dùng để thay thế cho những dụng cụ dùng để tăng độ bền của giày như búa và kê đá. Sau đó một năm, máy may được phát minh bởi Elias Howe đã làm bùng nổ hoạt động nghiên cứu và phát triển hơn bao giờ hết. Ngày nay, chỉ có duy nhất ngành sản xuất giày dép là hoạt động sản xuất bằng máy không thể thay thế được sản xuất thủ công.

Vào năm 1858, máy may “McKays” đã được phát triển bởi Gordon McKay. Chiếc máy này được sử dụng để giảm thiểu sự khan hiếm giày trầm trọng trong thời kỳ diễn ra nội chiến khi mà nhiều thợ làm giày bị triệu tập vào quân đội. Tuy nhiên, McKay vẫn nhận thấy rằng rất khó để có thể bán được chúng. Ông tìm đến những người thợ làm giày và nói với họ rằng ông muốn đưa máy vào xưởng sản xuất giày của họ và bù lại họ sẽ trả cho ông một phần giá trị tăng thêm của mỗi đôi giày mà cỗ máy đem lại. Vào năm 1875, cỗ máy mà về sau được gọi là máy may Goodyear có thể sản xuất ra nhiều loại giày khác nhau đã được phát minh. Nó được sử dụng để làm cả loại giày không đế và giày có đế.  

giay-da-nam

Trước sự ra đời của máy móc, gọng kìm (một sự kết hợp đơn giản giữa kẹp và đòn bảy) là dụng cụ duy nhất của người thợ giày thủ công để tạo dáng cho chiếc giày, với sự hỗ trợ duy nhất của những ngón tay và đinh. Khoảng hơn một thế kỷ trước, một người cố gắng hết sức cũng chỉ làm ra được vài đôi một ngày. Tuy nhiên, máy Goodyear Welt ngày nay có thể sản xuất ra khoảng 1.200 đôi giày chỉ trong 8 giờ hồng hồ.

Sự nghiên cứu và phát triển nhiều loại máy móc phụ trợ trở nên rầm rộ hơn bao giờ hết sau sự ra đời của McKay và Goodyear. Để hoàn thiện cỗ máy làm giày đòi hỏi một khoản tiền lớn và cả sự kiên nhẫn và nỗ lực không mệt mỏi. Các nhà sáng chế luôn tìm cách máy móc hóa các hoạt động thủ công mà dường như không cỗ máy nào có thể làm được.

Xem thêm lịch sử thú vị về đôi giày tây nam tại đây https://banuli.vn/lich-su-thu-vi-ve-nhung-doi-giay-tay.html

Tag :