Yêu cầu tiên quyết khi xuất khẩu da giày sang Châu Âu là chất lượng sản phẩm

04/02/2020 | Banuli

Được xem là một trong những thị trường xuất khẩu truyền thống giàu tiềm năng của Việt Nam, thị trường Châu Âu (EU) chiếm 1/5 tổng lượng hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam ra thị trường thế giới. Đặc biệt, một đòn bẩy để gia tăng thị phần xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tại thị trường màu mỡ này chính là khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (FTA) được kí kết.

giay-da-nam

Sau Singapore, Việt Nam là nước có quan hệ thương mại khá mạnh với Châu Âu. Từ 5 năm trở lại đây tăng trưởng xuất khẩu da giày của Việt Nam sang EU luôn đạt mức 2 con số, trong đó có những năm đạt mức tăng trưởng đến 40%, xuất khẩu từ EU sang Việt Nam cũng đạt mức tăng trưởng từ 20% đến 25%. Trong khi quan hệ thương mại giữa Việt Nam và những nước khác như Trung Quốc, Hàn Quốc luôn ở mức thâm hụt thì quan hệ thương mại giữa Việt Nam và EU luôn đạt mức thặng dư.

Xuất khẩu sang EU tăng mạnh hơn do người tiêu dùng châu Âu rất ưa chuộng các sản phẩm da giày của Việt Nam. Tổng lượng xuất khẩu sang Châu Âu luôn chiếm đến 20% tổng lượng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam ra thế giới. Thặng dư thương mại với EU luôn lớn hơn tổng giá trị xuất khẩu của EU sang Việt Nam. Điều đáng chú ý là cơ cấu xuất khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và châu Âu luôn mang tính bổ sung, Việt Nam xuất khẩu sang EU các mặt hàng công nghiệp, nông nghiệp, chế biến (như da giày, thực phẩm biển, ...) còn Châu Âu xuất khẩu sang Việt Nam các máy móc, thiết bị công nghệ cao hỗ trợ cho việc nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu. Một số các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Châu Âu gồm điện thoại xấp xỉ 10 tỉ USD, chiếm 35% tổng lượng điện thoại của Việt Nam xuất khẩu ra toàn cầu, giày dép cao cấp 4,6 tỉ USD chiếm 38% tổng lượng xuất khẩu giày dép ra toàn cầu, thủy sản dệt may chiếm 17%, cà phê chiếm gần 50%.

Các công ty sản xuất giày nhận định, Châu Âu là một trong những thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Khi Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU có hiệu lực vào năm 2018, hứa hẹn sẽ góp phần quan trọng trong việc nâng cao giá trị cạnh tranh và làm gia tăng thị phần xuất khẩu da giày của Việt Nam tại thị trường béo bở này.

Cơ hội rất lớn, tuy nhiên thách thức cũng không nhỏ, trong đó thách thức lớn nhất là làm thế nào để tận dụng được các ưu đãi từ FTA tại thị trường này. Bên cạnh đó, việc đáp ứng được các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về môi trường và an toàn sản phẩm cũng sẽ là một khó khăn lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam khi tiếp cận vào thị trường rộng lớn này. 

giay-da-nam

Được biết Châu Âu vốn là một trong những thị trường có nhiều quy định khá khắt khe về sản phẩm với mục đích là bảo vệ tốt nhất sức khỏe người dùng, bảo vệ và phát triển bền vững môi trường sinh thái. Do vậy, để được hưởng những lợi ích từ FTA, các doanh nghiệp phải đáp ứng tiêu chuẩn kĩ thuật về hàng hóa xuất khẩu. Đặc biệt, các doanh nghiệp da giày Việt Nam phải tạo dựng được hình ảnh tích cực về những sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam đối với thị trường EU. Điều đáng buồn là thực tế hiện nay mới chỉ có rất ít công ty xuất khẩu da giày của Việt Nam xây dựng được hình ảnh riêng.

Việt Nam có nhiều cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu vào Châu Âu, đặc biệt là ngành giày dép. Tuy nhiên, doanh nghiệp phải hiểu cam kết và lợi ích có được, phải chủ động hơn để đáp ứng các yêu cầu về nguồn gốc xuất xứ, môi trường, an toàn nghiêm ngặt. Xuất khẩu sang Châu Âu, vấn đề chất lượng là hàng đầu. Thời gian qua nhiều sản phẩm của Việt Nam bị hệ thống cảnh báo nhanh của EU nhắc nhở do không đáp ứng được các tiêu chuẩn về chất lượng.

Vì vậy, để đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, các doanh nghiệp nên có hệ thống lưu trữ hồ sơ về nguồn gốc sản phẩm, nâng cao đổi mới công nghệ, đầu tư giá trị gia tăng nhiều hơn và gia tăng tỉ lệ sử dụng nguyên liệu nội địa.

Xem thêm ngành giày da khan hiếm đơn hàng cho 2018 tại đây https://banuli.vn/nganh-da-giay-khan-hiem-don-hang-cho-nam-2018.html

Tag :