Sức sống mới tại những làng nghề giày da miền Bắc

04/02/2020 | Banuli

Cách đây khoảng 500 năm, các vị anh hùng thời xưa có công tìm hiểu, học hỏi được nghề làm giày da đem về nước truyền dạy cho dân. Từ các vị này đã sản sinh ra các làng nghề, phố nghề đóng giày da thủ công tại Hà Nội và một số địa phương đồng bằng sông Hồng.

giay-da-nam

Làng da giày Hoàng Diệu

Các làng Phong Lâm, Văn Lâm, Trúc Lâm và Nghĩa Hy thuộc xã Hoàng Diệu, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương, chính là quê hương của các vị trên nên đã được truyền nghề đầu tiên. Các thế hệ dân làng nối tiếp truyền thống cha ông đã giữ gìn và phát triển nghề làm giày, dép da. Hiện toàn xã có gần 400 hộ gia đình, chiếm hơn 50% số hộ dân trong xã tham gia sản xuất giày da, túi xách và các hàng thời trang bằng da với hơn 1.000 lao động.

Làng da giày Phú Yên

Làng nghề đóng giày Phú Yên thuộc huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây cũ, nay thuộc thành phố Hà Nội. Sau giải phóng 1954 làng nghề Phú Yên chủ yếu làm hàng xuất khẩu sang Đông Âu, nhưng sau những biến động tại Đông Âu vào đầu những năm 1990, làng nghề Phú Yên đã kịp thời chuyển hướng và tiếp tục phát triểnRa đời sau Làng nghề Hoàng Diệu, nhưng Làng nghề Phú Yên lại phát triển mạnh hơn, khoảng 200 hộ sản xuất quy mô lớn, sử dụng khoảng 1.500 lao động tại địa phương và các xã lân cận. Các cơ sở sản xuất giày dép tại Làng nghề Phú Yên làm tất cả các khâu, từ cắt may da, thiết kế, tạo khuôn, gò giày…theo đơn hàng gia công, phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Làng nghề may da Kiêu Kỵ

Xã Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm, Hà Nội, nổi tiếng với nghề may da truyền thốngchuyên sản xuất các mặt hàng ví da, cặp sách, túi xách… giải quyết việc làm cho hơn 1.500 lao động thường xuyên và hàng nghìn lao động thời vụ, tại các cơ sở sản xuất của hơn 80 doanh nghiệp trong xãHàng năm, làng nghề sử dụng trên 400.000 m2 vải giả da, sản xuất khoảng 3 triệu sản phẩm cặp, ba lô, túi xách, ô dù, lều dã ngoại… bằng nguyên liệu giả da, không chỉ tiêu thụ trong nước mà còn xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.

giay-da-nam

Các phố nghề giày da ở Hà Nội chỉ còn lại dấu tích

Trong khi các làng nghề truyền thống sớm tìm được phương hướng hội nhập để mở mang, phát triển, thì các phố nghề đóng giày, may da tại Hà Nội không có điều kiện phát triển. Một số phố nghề hiện vẫn còn những hộ gia đình kinh doanh, đóng mới hoặc sửa chữa giày, may đồ da theo yêu cầu của khách, nhưng một số phố nghề nổi tiếng trước đây, nay chỉ còn lại những dấu tích là tên phố, hay những ngôi đình, đền, chùa thờ tự những ông tổ nghề giày da.

Làng nghề giày da còn nhiều khó khăn

Lớp thanh niên ngày nay tại các làng nghề nhanh nhạy, sớm hội nhập thời cuộc, đã lập ra những cơ sở sản xuất giày dép có quy mô lớn, phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Để có sản phẩm cạnh tranh, ngoài kỹ thuật sản xuất các cơ sở này cũng đã coi trọng khâu thiết kế để luôn thay đổi mẫu mới. Tuy nhiên mô hình sản xuất của làng nghề vẫn nhỏ lẻ, tự phát, thiếu mặt bằng để xây dựng những nhà máy lớn và nhất là thiếu vốn để đầu tư máy móc, công nghệ hiện đại, mở rộng quy mô sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm. Do còn nhiều hạn chế, các doanh nghiệp làng nghề không dám ký những hợp đồng lớn vì không đáp ứng đủ nhu cầu giao hàng, chủ yếu làm gia công cho các thương hiệu khác của Việt Nam, hay của nước ngoài. Sản phẩm làng nghề cũng chưa đạt độ tinh xảo theo tiêu chuẩn quốc tế và về hình thức, mẫu mã chưa phong phú.

Mặt khác, cũng như các làng nghề thủ công khác, làng nghề đóng giày da cũng đang phải chịu hậu quả của ô nhiễm môi trường, do rác thải là da thuộc chôn lấp gây ô nhiễm nặng nguồn nước ngầm và hóa chất phun giày ngay trong nhà ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân. Vì vậy, các địa phương có làng nghề cần gấp rút quy hoạch khu sản xuất tập trung xa khu dân cư và đầu tư xử lý rác thải, tránh ô nhiễm môi trường.

Xem thêm danh sách các cơ sở sản xuất giày dép uy tín TPHCM https://banuli.vn/co-so-san-xuat-gia-cong-giay-dep-uy-tin-o-tp-hcm.html

Tag :