Sau Trung quốc và Italy, Việt Nam đang đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu giày da

04/02/2020 | Banuli

Theo thống kê từ Hiệp hội da giày túi xách Việt Nam, tính đến nay, ngành giày da Việt Nam hiện đang đứng thứ 2 trên thị trường Châu Á, đứng đầu là Trung Quốc và đứng thứ ba là Ấn Độ. Trên thị trường thế giới nói chung, với tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 13 tỷ USD vào năm 2016, Việt Nam hiện là nước xuất khẩu giày dép đứng thứ 3 thế giới sau Trung Quốc và Italy. 

giay-da-nam

Trong giai đoạn 2010-2016, những năm kinh tế thế giới và trong nước gặp khó khăn do khủng hoảng, xuất khẩu của ngành da giày vẫn luôn tăng trưởng. Trong những năm gần đây, châu Âu, Mỹ, Nhật Bản vẫn là những thị trường xuất khẩu chủ đạo của ngành da giày Việt Nam. 

Tính đến tháng 6/2017, ngành da giày Việt Nam đã có trên 70% thị trường tiêu thụ của ngành da giày thế giới, đây là cơ hội rất lớn cho ngành da giày Việt Nam trong thời gian tới. Theo dự báo, sản xuất và xuất khẩu của ngành năm 2017 sẽ có tốc độ tăng trưởng cao hơn so với 2016. Cụ thể, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp có thể đạt khoảng 5%, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đạt gần 18 tỷ USD, tăng trên 10% so với cùng kì năm ngoái. Trong khi đó, Trung Quốc tiếp tục tập trung vao các ngành có công nghệ cao hơn thay vì đầu tư trong các lĩnh vực dệt may, da giày, nên khả năng một số đơn hàng gia công giày dép sẽ dịch chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam.

Bên cạnh đó, các nhà sản xuất giày dép tại Việt Nam cũng tận dụng cơ hội từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Châu Âu có hiệu lực trong năm 2018 và các Hiệp định đã ký trước đó như Hiệp định chiến lược Châu Á Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định thương mại từ do liên minh kinh tế Á Âu, Hiệp định thương mại từ do Việt Nam - Hàn Quốc,... để đẩy mạnh xuất khẩu sản phầm da giày vào các nước trên thế giới. Hơn nữa, cơ cấu dân số vàng đang là cơ hội tốt cho sự phát triển của ngành da giày trong thời gian tới. Đồng thời, sự ổn định về chính trị, chi phí, chất lượng nhân công còn cạnh tranh và chính sách khuyến khích xuất khẩu cũng đang mang đến cho ngành da giày nhiều thuận lợi.

Cùng với đó, các doanh nghiệp da giày trong nước liên tục đổi mới mô hình sản xuất, tham gia các chuỗi sản xuất da giày trong nước, khu vực và toàn cầu, cũng như cố gắng đổi mới công nghệ, hiện đại hóa thiết bị máy móc và mở rộng quy mô sản xuất để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm xuất khẩu.

giay-da-nam

Tuy nhiên, bên cạnh cơ hội, thách thức không nhỏ hiện nay của ngành da giày trong nước là chất lượng sản phẩm của một số doanh nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu xuất khẩu. Trình độ công nghệ, nhân lực cho ngành da giày còn nhiều hạn chế. Quy hoạch vùng nguyên liệu cho sản xuất nguyên vật liệu ngành da giày như da nguyên liệu, xơ bông, xơ nhân tạo, hóa chất vẫn còn thiếu. Trong khi đó, phần lớn doanh nghiệp là những xưởng gia công giày dép quy mô gia đình vừa và nhỏ, thiếu vốn, thiếu công nghệ, nhân lực chất lượng chưa đạt chuẩn, thiếu chủ động trong công nghiệp hỗ trợ, khả năng quản trị và tăng năng suất lao động còn kém. 

Do đó, các doanh nghiệp da giày trong nước phải tự vươn lên, thay đổi hình thức sản xuất, đầu tư đổi mới thiết bị, chủ động hội nhập để tham gia vào chuỗi cung ứng sản phẩm toàn cầu. Đ thể tăng trưởng và phát triển bền vững bên cạnh các chính sách nhằm hỗ trợ xuất khẩu, ngành da giày còn cần có các chính sách phát triển hướng về phát triển thị trường nội địa và ngành công nghiệp hỗ trợ còn yếu kém.

Nhìn chung, Việt Nam đang cố gắng tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp da giày nội địa, đồng thời thu hút đầu tư nước ngoài vào sản xuất nguyên phụ liệu và sản phẩm xuất khẩu để phấn đấu vươn lên là nước số một thế giới về xuất khẩu da giày trong những năm tới.

Xem thêm những thuận lợi và thách thức khi xuất khẩu giày dép vào thị trường Châu Âu tại đây https://banuli.vn/nhung-thuan-loi-va-thach-thuc-khi-xuat-khau-giay-dep-viet-nam-vao-thi-truong-chau-au.html

Tag :