Phía Nam là nơi tập trung nhiều nhà máy da giày nhất Việt Nam

04/02/2020 | Banuli

Hiện nay, Việt Nam đang được coi là "cái rốn" của ngành giày da thế giới khi mà những doanh nghiệp đang dần dịch chuyển xưởng sản xuất giày dép của mình từ các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil về Việt Nam, nhờ đó, các đơn hàng sản xuất tại Việt Nam cũng tăng lên đáng kể. Một phần là nhờ vào những lợi ích mà các Hiệp định thương mại tự do được kí kết với các nước mang lại. Tại Việt Nam nói riêng, khu vực phía Nam chính là trung tâm sản xuất giày dép của cả nước, nơi mà số lượng các xưởng da giày của cả doanh nghiệp nước ngoài và trong nước lớn hơn hơn đáng kể so với 2 khu vực còn lại.

giay-da-nam

Theo Hiệp hội Da Giày và Túi xách Việt Nam (Lefaso), hiện nay thị trường xuất khẩu giày dép của Việt Nam đã được mở rộng tới khoảng 100 nước trên toàn thế giới, trong đó hơn 70 nước có kim ngạch xuất khẩu trên 1 triệu USD. Trong 6 tháng đầu năm 2017, xuất khẩu toàn ngành đạt 8,7 tỷ USD, tăng 11%. Trong đó xuất khẩu giày dép đạt 7 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước.

Tính đến hết tháng 6/2017, với kim ngạch xuất khẩu đạt 1,99 tỷ USD, Mỹ vẫn là nước chiếm tỉ lệ lớn nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm da giày của Việt Nam, tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm 35,3% tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép các loại. Trong kho đó, thị trường Châu Âu tụt xuống đứng thứ hai với 1,77 tỷ USD, tăng 9,6% và chiếm 31,2% tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam. Tiếp đến là Trung Quốc đạt 418,5 triệu USD, tăng 31,15% và chiếm tỷ trọng 7,4%, theo sau bởi Nhật Bản với 284,5 triệu USD, tăng 4,5% và chiếm 5%, đứng thứ 5 là Hàn Quốc với 158,5 triệu USD, tăng 15,5% và chiếm 2,9%. Tổng cộng 5 thị trường trên chiếm hơn 4/5 tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam. 

Khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ chính là các vùng tập trung nhiều nhà máy sản xuất giày dép nhất tại Việt Nam, chiếm tới gần 80% kim ngạch xuất khẩu của ngành. Trong đó, Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai là các địa phương có sản lượng giày dép lớn nhất cả nước. 

Ở khu vực phía Bắc, hoạt động sản xuất da giày tập trung tại một số tỉnh như Thanh Hóa, Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nội, Ninh Bình, Thái Bình. Trong đó, Thanh Hóa, Hải Phòng là các tỉnh có sản lượng giày dép lớn nhất miền Bắc. Tại miền Trung, chỉ có một số ít cơ sở sản xuất giày dép tương đối lớn nằm tại Đà Nẵng và Quảng Nam.

giay-da-nam

Theo dự báo của các chuyên gia kinh tế thế giới, sự báo năm 2017, tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành da giày có thể đạt 17,8 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2016. Bởi vì Trung Quốc tiếp tục chủ trương giảm ưu đãi đầu tư trong các lĩnh vực dệt may và da giày để tập trung cho các ngành công nghệ cao, nên các đơn hàng gia công giày dép sẽ tiếp tục xu hướng chuyển dịch từ Trung Quốc sang Việt Nam. Bên cạnh đó, ngành da giày Việt Nam đón nhận ngày càng nhiều các doanh nghiệp FDI nhờ những cơ hội mà các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã và đang có hiệu lực.

Để đạt được mục tiêu trên, các doanh nghiệp giày dép Việt Nam được khuyến cáo nên đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm da giày theo hướng khai thác những lợi thế và tiềm năng từ những thị trường tại các nước tham gia FTA mà Việt Nam đã ký kết. Đồng thời, các doanh nghiệp nội địa cần đẩy mạnh đầu tư đổi mới mô hình sản xuất, cải thiện  công nghệ, thiết bị hiện đại hóa, mở rộng quy mô sản xuất của các doanh nghiệp trong nước để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh với các doanh nghiệp FDI nói riêng và các doanh nghiệp da giày tại nước ngoài nói chung, đồng thời đẩy mạnh liên kết và tham gia các chuỗi sản xuất da giày trong nước, khu vực và toàn cầu.

Xem thêm Ngành giày da phái triển mạnh mẽ tại đây https://banuli.vn/nganh-da-giay-viet-nam-phat-trien-manh-me.html

Tag :