Những thuận lợi và thách thức khi xuất khẩu giày dép Việt Nam vào thị trường châu Âu

04/02/2020 | Banuli

Thị trường châu Âu là một thị trường trọng điểm, quan trọng bậc nhất đối với Việt Nam nói chung và ngành giày dép xuất khẩu nói riêng. Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê Việt Nam, vài năm trở lại đây, Châu Âu đã vươn lên vị trí thứ nhất và trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, với kim ngạch đạt 24,33 tỷ USD, chiếm 37,2% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước. Trong đó, xuất khẩu giày dép đã góp phần không nhỏ vào tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Mặc dù vậy, xuất khẩu giày dép sang châu Âu cũng gặp những khó khăn và rào cản nhất định.

giay-da-nam

Tình hình xuất khẩu giày dép của Việt Nam

Trong nhiều năm qua, giày dép xuất khẩu của Việt Nam đã có những bước tăng trưởng bất chấp rào cản thuế quan từ các thị trường lớn. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng giày dép đều có xu hướng tăng đều với tỷ lệ tăng trưởng trung bình khoảng 14% một năm. Đặc biệt kể từ năm 2011 trở đi, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam đã tăng đáng kể. Về thị phần các thị trường xuất khẩu của Việt Nam, trong năm 2016 giày dép xuất khẩu của Việt Nam đạt trị giá 8,5 tỷ USD, trong đó chỉ riêng hai thị trường lớn nhất là Châu Âu và Hoa Kỳ đã chiếm tổng cộng 5,8 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu giày dép sang Châu Âu đạt khoảng 10,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Châu Âu.

Những thuận lợi và khó khăn đối với ngành giày dép xuất khẩu Việt Nam trong thời gian tới

Không còn phải chịu thuế chống bán phá giá

Những năm trước đây, các công ty sản xuất giày dép xuất khẩu của Việt Nam đã từng phải gánh mức thuế chống bán phá giá lên tới 10%. Vào năm 2011, Châu Âu ra thông báo chính thức chấm dứt lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với hàng nhập khẩu giày dép da của Việt Nam và Trung Quốc sau hơn 3 năm bị áp thuế. Các sản phẩm giày da không còn bị áp thuế chống bán phá giá với tỷ lệ 10% khi xuất khẩu vào thị trường Châu Âu là một thuân lợi lớn dành cho các doanh nghiệp giày dép của Việt Nam.

Tuy nhiên, trước đây, Châu Âu áp mức thuế đối với giày da Việt Nam là 10%, Trung Quốc đến 16,5%. Mức chênh lệch 6,5% mà giày da Trung Quốc chịu thuế cao hơn đã phần nào tạo cho giày da VN dễ cạnh tranh hơn tại thị trường này. Nay khi cả hai không bị áp thuế chống phá giá, vô tình giày Việt Nam sẽ gặp bất lợi trong cạnh tranh với giày Trung Quốc.

giay-da-nam

Chương trình ưu đãi thuế quan phổ cập mới của Châu Âu

Từ năm 2014, Liên minh châu Âu công bố Chương trình Ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mới dành cho các nước đang phát triển, tạo cơ hội tốt cho doanh nghiệp giày dép Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này. Cơ chế này sẽ không được áp dụng cho một nước khi tổng xuất khẩu hàng hóa sang châu Âu thuộc một mục sản phẩm vượt quá 17,5% tổng nhập khẩu hàng hóa tương tự từ tất cả các nước đang hưởng GSP của EU trong vòng 3 năm. Như vậy, thị phần hàng hóa của Việt Nam dự kiến sẽ tăng khi mà Trung Quốc và một số nước bị loại khỏi diện GSP, nhưng cũng không tăng mạnh vì còn phải cạnh tranh với nhiều đối thủ. Một rào cản lớn của GSP đối với Việt Nam là quy tắc xuất xứ khá phức tạp, sẽ hạn chế khả năng tiếp cận thị trường của các doanh nghiệp Việt Nam. Đây là nguyên nhân chính khiến cho tỷ lệ sử dụng GSP của nhiều nước đang phát triển đạt thấp vì khó đáp ứng.

Xem thêm yêu cầu tiên quyết đầu tiên khi xuất khẩu giày dép sang Châu Âu là chất lượng sản phẩm tại đây https://banuli.vn/yeu-cau-tien-quyet-khi-xuat-khau-da-giay-sang-chau-au-la-chat-luong-san-pham.html

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (FTA)

Những năm trước mức thuế giày dép Việt Nam phải chịu khi xuất khẩu sang EU là khoảng 8% - 15%. Kể từ khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Châu Âu có hiệu lực, giày dép Việt Nam khi vào thị trường Châu Âu sẽ được lợi về mặt thuế suất, góp phần làm tăng tính cạnh tranh của mặt hàng này tại EU.  

Tuy nhiên, tiêu chuẩn do Châu Âu áp đặt nằm trong số các tiêu chuẩn khắt khe và khó đạt được nhất với chi phí cao nhất trên thế giới. Các quy định nghiêm ngặt về môi trường và biện pháp an toàn luôn là thách thức đối với các nước đang phát triển nói chung và với Việt Nam nói riêng. Ngoài ra, khi hoạt động xuất khẩu vào thị trường EU được đẩy mạnh, thì nguy cơ các doanh nghiệp phải đối mặt với các vụ kiện chống bán phá giá sẽ thường xuyên hơn và ở mức độ rộng hơn. Trong khi đó, lĩnh vực này các doanh nghiệp Việt Nam còn ít kinh nghiệm để đối mặt. 

Nhìn chung, ngành giày dép xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Châu Âu đã có nhiều bước chuyển biến quan trọng. Vấn đề nằm ở việc các doanh nghiệp giày da Việt Nam phải biết cách để khai thác hết những cơ hội mà thị trường rộng lớn này mang lại, đồng thời phải tìm cách để khắc phục và hạn chế những khó khăn, thách thức.

Xem thêm cách chọn giày da nam phù hợp với độ tuổi và sơ thích https://banuli.vn/do-tuoi-so-thich-va-cach-chon-giay-da-nam-phu-hop.html

Tag :