Ngành giày dép Việt Nam cần giảm hình thức gia công đơn giản

04/02/2020 | Banuli

Theo ông Phạm Chí Dũng - Vụ trưởng vụ công nghiệp nhẹ - Bộ Công Thương phát biểu về định hướng của ngành da giày tại Hội nghị quốc tế xuất khẩu ngành da giày Việt Nam 2017 điễn ra tại TPHCM rằng trong những năm tới, ngành da giày cần thực hiện tái cơ cấu sản xuất theo hướng tăng giá trị gia tăng cho sản phẩm, trong đó ưu tiên cho sản xuất nguyên phụ liệu để nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, giảm dần hình thức gia công đơn giản, tăng khả năng thiết kế, tập trung sản xuất sản phẩm trung và cao cấp, hợp thời trang cho thị trường xuất khẩu và thị trường trong nước. 

giay-da-nam

Nhu cầu nguyên phụ liệu cho sản xuất, do đó cũng tăng gấp đôi, gấp ba lần hiện nay. Trong các năm tới nếu không phát triển công nghiệp hỗ trợ sản xuất nguyên phụ liệu, ngành da giày Việt Nam sẽ đứng trước nguy cơ phụ thuộc rất lớn vào nguyên phụ liệu nhập khẩu và khó có thể thực hiện được các mục tiêu của quy hoạch. 

Ông Dũng cho biết, hiện Bộ Công Thương đang soạn thảo “Quy hoạch phát triển tổng thể ngành da giày Việt Nam tới năm 2025 và tầm nhìn tới năm 2035”. Theo đó, dự kiến năm 2025 Việt Nam đạt sản lượng trên 2 tỉ đôi giày dép, gấp hai lần sản lượng năm 2016; kim ngạch xuất khẩu trên 30 tỉ đô la Mỹ. Dự báo đến năm 2035, Việt Nam có thể sản xuất trên 3 tỉ đôi giày dép, đạt kim ngạch xuất khẩu 45 tỉ đô la Mỹ. 

Xét về dài hạn từ nay đến năm 2025, thậm chí đến năm 2035, so với Trung Quốc, ngành da giày Việt Nam vẫn còn cạnh tranh tốt cả về chi phí lao động, thu nhập trên đầu người, chính sách kinh tế và thị trường xuất khẩu. Giai đoạn từ 2010-2016, thu nhập bình quân của Việt Nam mới chỉ đạt 2.200 USD/người/năm, trong khi Trung Quốc là 8.200 USD/người/năm. Chi phí sản xuất đang tăng tại Trung Quốc tạo áp lực lên nhà đầu tư nước ngoài. Với mức lương lao động trung bình hiện 400 USD/tháng/người tại Trung Quốc khiến ngành sản xuất giày dép xuất khẩu của quốc gia đông dân nhất thế giới chững lại đáng kể. 

Xét về thị trường xuất khẩu giày dép, Việt Nam vẫn đứng thứ 2 về sản lượng xuất khẩu giày dép vào Mỹ với mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu là 14,2% trong năm 2016. Trong khi kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này từ Trung Quốc vào Mỹ đã giảm đáng kể.

Vì thế, ngành da giày cần tiếp tục thúc đẩy và khuyến kích các cơ sở sản xuất giày dép xây dựng nhà máy sản xuất da thuộc, vải giả da tráng PU và các nguyên liệu, phụ kiện khác. Bộ Công Thương sẽ xem xét kiến nghị Nhà nước dành các khu/cụm công nghiệp chuyên ngành sản xuất nguyên phụ liệu cho da giày, với một phần hỗ trợ của Nhà nước thông qua các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp. 

Để tận dụng cơ hội và vượt qua những thách thức của hội nhập, các doanh nghiệp da giày Việt Nam không còn con đường nào khác là phải tự vươn lên, liến kết và tăng cường đầu tư công nghệ, thiết bị hiện đại để chủ động tham gia vào chuỗi cung ứng hàng hóa toàn cầu, đưa Việt Nam trở thành một trung tâm lớn sản xuất giày dép của thế giới.

giay-da-nam

Tính tới năm 2016, Việt Nam có gần 1.700 xưởng sản xuất giày dép trên cả nước, trong đó có 800 doanh nghiệp lớn, sử dụng 1,2 triệu lao động trực tiếp, trong đó khu vực doanh nghiệp FDI sử dụng 75% lao động, thực hiện 80% kim ngạch xuất khẩu của ngành.

Việt Nam xuất khẩu tới gần 50 quốc gia với thị trường chính là Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản. Sản xuất da thuộc và nguyên phụ liệu tại Việt Nam đã đạt tỷ lệ nội địa hóa từ 40-50%.

Tìm hiểu thêm ngành giày da Việt Nam cần làm gì trong thời kì công nghiệp 4.0 https://banuli.vn/nganh-giay-dep-viet-nam-can-lam-gi-trong-thoi-ki-cong-nghiep-40.html 

Tag :