Ngành giày da bắt đầu ứng dụng công nghệ 3D trong sản xuất

04/02/2020 | Banuli

Ngành da giày bắt đầu ứng dụng công nghệ 3D trong nhiều công đoạn sản xuất giày dép, giúp tiết giảm được thời gian, chi phí, từ đó nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Việc ứng dụng công nghệ 3D nói riêng hay ứng dụng công nghệ thông tin nói chung sẽ giúp tiết kiệm thời gian trong quá trình thiết kế, tạo ra những mẫu sản phẩm liên tục đổi mới đáp ứng thị hiếu ngày càng cao của người tiêu dùng. Hiện nay, công nghệ 3D là công cụ thiết yếu giúp các nhà sản xuất giày dép nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra những sản phẩm chất lượng, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường quốc tế.

giay-da-nam

Trong những năm qua, ngành công nghiệp da giày là một trong những ngành đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam. Bên cạnh sự phát triển của các loại vật liệu để sản xuất giày, quy trình nâng cao chất lượng, ứng dụng công nghệ thông tin mà tiêu biểu là công nghệ 3D trong công đoạn thiết kế -  công đoạn quan trọng nhất trong quá trình sản xuất giày da đã tạo ra chuyển biến mang tính đột phá đối với ngành công nghiệp da giày.

Trong số các phần mềm in 3D, quy trình thiết kế giày 3D ShoeMaker Pro được các chuyên gia và doanh nghiệp trong ngành đánh giá cao. Đây được đánh giá là phần mềm rất dễ học, dễ sử dụng, giúp giảm thời gian và chi phí so với phương pháp thủ công, rút ngắn quy trình sản xuất form giày, dữ liệu form 3D có thể được số hóa, scan, hoặc nhập file từ các phần mềm thiết kế 3D khác.

Sử dụng phần mềm ShoeMaker Pro để thiết kế bề mặt giày với các chức năng chính như vẽ các đường thiết kế trên bề mặt form, áp dụng màu sắc, vật liệu, hiệu ứng, độ dày và độ phồng của chi tiết tăng cường, kết hợp giữa form giày, mũi giày, đế giày, trải rập 3D-2D, có thể tương tác với các công nghệ, phần mềm khác như LastMaker, Engineer, Shoecost và Pattern cut, tất cả chứa trong 1 file "shoe" duy nhất. Ngoài ra, sử dụng ShoeMaker Pro trong thiết kế sẽ tạo ra những mẫu giày ảo 3D giống như thật, mà không phải tốn chi phí làm mẫu, phòng ngừa lỗi trong sản xuất, có thể tạo nhiều thiết kế phức tạp, tạo các phụ kiện và lưu vào thư viện phụ kiện.

giay-da-nam

Còn về ứng dụng chính của công nghệ in 3D trong ngành giày dép là dùng để in đế giày như sử dụng trong tạo mẫu, thử mẫu và làm khuôn silicon, in tạo khuôn PU hay còn gọi là công cụ tạo đế giày. Sử dụng công nghệ này sẽ giảm được 13 giờ so với in truyền thống, đồng thời có thể giúp nhà sản xuất tiết giảm được thời gian, chi phí. Từ đó, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và có thể phát huy hết tính sáng tạo của người thiết kế, đem đến cho thị trường sản phẩm tốt hơn.

Rõ ràng là, cùng với sự phát triển của các loại vật liệu để sản xuất giày, quy trình nâng cao chất lượng, công nghệ xử lý để đảm bảo môi trường, thì việc áp dụng công nghệ thông tin trong công đoạn thiết kế đã tạo ra chuyển biến, mang tính quyết định đối với ngành công nghiệp da giày.

Trong giai đoạn hiện nay, cùng với sự phát triển của thời trang và những thành tựu khoa học kỹ thuật đòi hỏi người thiết kế phải không ngừng đổi mới, sáng tạo. Chính vì vậy, việc nâng cao năng lực thiết kế cho ngành da giày là một hoạt động cần thiết nhằm đáp ứng được thị hiếu của thị trường nội địa cũng như thị trường nước ngoài.

Xem thêm "Ngành giày dép Việt Nam cần làm gì trong thời kỳ công nghiệp 4.0?" tại đây https://banuli.vn/nganh-giay-dep-viet-nam-can-lam-gi-trong-thoi-ki-cong-nghiep-40.html

Tag :