Khoảng cách cung và cầu trong ngành da ngày ngày càng được thu hẹp

04/02/2020 | Banuli

Trước đây khi mà hàng Việt Nam chưa nhận được sự tin tưởng từ người tiêu dùng, thì khoảng cách giữa cung và cầu trong ngành giày da còn khá lớn. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, khi giày dép Trung Quốc kém chất lượng tràn lan trên thị trường cùng với lời kêu gọi "Người Việt dùng hàng Việt", các công ty sản xuất và gia công giày dép ngày càng có chỗ đứng trong thị trường nội địa. Nhờ đó, khoảng cách cung cầu trong ngành da giày cũng ngày càng được thu hẹp.

giay-da-nam

Cuối tháng 9 vừa qua, Hiệp hội da giày và túi xách Việt Nam Lefaso đã tổ chức hội nghị kết nối cung cầu sản phẩm da giày dép Việt nhằm tạo điều kiện cho các chủ xưởng sản xuất giày dép giới thiệu sản phẩm mới, tiếp xúc, học hỏi, chia sẻ và trao đổi thông tin với các doanh nghiệp thương mại để tăng cường hợp tác trong đầu tư, sản xuất và cung ứng, tiêu thụ sản phẩm.

Theo thống kê từ Lefaso, mỗi năm thị trường nội địa Việt Nam tiêu thụ khoảng 180 triệu đôi giày da nam cao cấp, giày nữ, trẻ em các loại nhưng hầu hết các sản phẩm này đều có nguồn gốc xuất xứ từ nước ngoài, trong khi đó các mặt hàng giày dép được sản xuất bởi các công ty nội địa chỉ chiếm một lượng rất nhỏ. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam trong ngành cũng ưu ái hơn cho hoạt động xuất khẩu bởi nó mang lại nhiều lợi nhuận hơn việc tập trung vào thị trường nội địa và cũng nhận được nhiều cơ chế và chính sách hỗ trợ từ các Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và các nước khác.

Ngoài ra, cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong những năm gần đây đã có tác động tích cực tới tâm lý của người tiêu dùng nội địa. Các dòng sản phẩm giày dép Việt được ưa chuộng hơn đã trở thành cơ hội lớn cho doanh nghiệp trong nước phát triển tại thị trường nội địa. Cùng với đó, Chính phủ cũng đã quan tâm và tháo gỡ nhiều nút thắt giúp doanh nghiệp trong công cuộc tự phát triển và sản xuất.

giay-da-nam

Những năm qua, ngành da giày vẫn luôn là ngành công nghiệp chủ lực và luôn đứng trong top đầu nhóm ngành hàng xuất khẩu của cả nước, với giá trị xuất khẩu lên đến hàng chục tỷ USD mỗi năm. Việc tổ chức các hoạt động liên kết như Hội nghị kết nối cung cầu sẽ giúp các doanh nghiệp nội địa nâng cao hơn nữa sức cạnh tranh với các doanh nghiệp FDI, chiếm được tình cảm của người tiêu dùng và đẩy mạnh hoạt động sản xuất và xuất khẩu. Trong thời gian qua, Bộ Công Thương cũng đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ phát triển thị trường trong nước và gắn kết nội dung này với việc thực hiện cuộc vận động. Trong đó đặc biệt là các hoạt động kết nối cung cầu, hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường nội địa, quảng bá cho thương hiệu hàng Việt và doanh nghiệp Việt.

Với thâm niên hàng chục năm khai thác thị trường trong nước, ông Nguyễn Văn Hoang - Giám đốc Công ty Cổ phần Quốc tế Sahara - chủ sở hữu thương hiệu giày da nam cao cấp Banuli cho biết, phát triển thị trường nội địa khó hơn rất nhiều so với xuất khẩu do phải thực hiện tốt, lâu dài các chính sách chăm sóc khách hàng, bảo đảm hình ảnh, thương hiệu và quản lý chuỗi sản xuất khá phức tạp. Tuy nhiên, xu hướng ưu tiên lựa chọn sản phẩm nội có thương hiệu của người tiêu dùng trong nước ngày một rõ rệt, kết hợp cùng với số dân và thu nhập ngày càng tăng đã góp phần tạo động lực thúc đẩy các doanh nghiệp da giày Việt Nam quay về đầu tư phát triển thị trường nội địa.

Trong buổi tọa đàm của Hội nghị kết nối cung cầu ngành da giày, các doanh nghiệp, hiệp hội rất tích cực tham gia, thiết kế và xây dựng các chương trình xúc tiến thương mại, khuyến công quốc gia, đồng thời hưởng ứng sâu rộng Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" nhằm tăng cường kết nối cung - cầu giữa các doanh nghiệp trong ngành và người tiêu dùng Việt Nam. Qua đó, đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động phát triển thị trường trong nước để một ngày nào đó xóa bỏ hoàn toàn khoảng cách cung cầu trong ngành giày da.

Xem thêm Các thương hiệu thời trang ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất để bảo vệ môi trường https://banuli.vn/cac-thuong-hieu-thoi-trang-ung-dung-cong-nghe-tien-tien-de-bao-ve-moi-truong.html

Tag :