Da giày

04/02/2020 | Banuli

Trong 6 tháng đầu năm 2017, kim ngạch xuất khẩu của ngành da giày có tốc độ tăng trưởng thấp, có những tháng tụt hơn so với cùng kỳ năm trước. Nhưng đơn hàng da giày thường dồn vào cuối năm nên nhiều cơ sở sản xuất giày dép kỳ vọng tình hình xuất khẩu sẽ “ấm” hơn và về đích như kế hoạch.

giay-da-nam

Thị trường khó

Thống kê của Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam (Lefaso) cho biết, trong 4 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu chỉ tăng 5%, trong khi cùng kỳ năm trước tăng từ 10-15%, đặc biệt trong tháng 3, các đơn hàng xuất khẩu về thị trường châu Âu (EU) có xu hướng giảm mạnh, các thị trường khác vẫn có sự tăng trưởng ổn định nhưng thị phần không mạnh bằng EU nên tổng kim ngạch bị ảnh hưởng. Bước sang tháng 5 và 6, khối lượng hàng xuất khẩu đã có dấu hiệu phục hồi trở lại nhưng chưa có sự đột biến và đạt được mức tăng trưởng như các năm trước. Thị trường EU sụt giảm mạnh do tác động của biến động chính trị, nhu cầu tiêu dùng giảm. Vì thế, khách hàng EU – đối tác lớn nhất của ngành da giày chuyển sang đặt hàng cầm chừng, chỉ đặt hàng theo nhu cầu của thị trường chứ không đặt liên tục như những năm trước.

Tuy nhiên, bên cạnh lượng đơn hàng giảm sút do tác động của thị trường, nguyên nhân còn đến từ chính các xưởng gia công giày da nam ở Việt Nam. Đó là khả năng đáp ứng yêu cầu sản xuất của khách hàng. Nhiều doanh nghiệp cho biết, đơn hàng và khách hàng trong 6 tháng qua không hẳn là thiếu, thậm chí, nhiều thương hiệu lớn trên thế giới cũng đến Việt Nam tìm cơ sở sản xuất nhưng doanh nghiệp Việt Nam không đáp ứng được điều kiện đặt ra từ phía khách hàng. Như điều kiện về nhà xưởng, chất lượng sản xuất, chất lượng quản lý, môi trường, nguồn nguyên phụ liệu, chế độ cho công nhân… nên không “dám” nhận đơn hàng.

giay-da-nam

Kỳ vọng từ chính doanh nghiệp

Trong những tháng còn lại của năm 2017, đa phần doanh nghiệp sản xuất giày da đều kỳ vọng sự tăng trưởng khá hơn. Trên thực tế, nhiều cơ sở sản xuất giày dép có điều kiện hơn đã tích cực mở rộng, nâng cao năng lực sản xuất, ví dụ như Công ty Cổ phần Quốc tế Sahara đã đầu tư 240 tỷ đồng xây dựng nhà máy rộng 40.000m² với dây chuyền sản xuất khép kín, công nghệ hiện đại đáp ứng được công suất khoảng 3 triệu đôi/năm. Bên cạnh đó, thị trường còn ghi nhận sự dịch chuyển của một số doanh nghiệp về mở nhà máy tại các địa phương vùng xa như Nghệ An, Long An, Kiên Giang… nhằm tận dụng nguồn lao động và đất đai. Hơn nữa, nhiều doanh nghiệp còn mạnh dạn mở nhà máy tại các khu công nghiệp lớn để mở rộng sản xuất, kết nối với các doanh nghiệp mạnh hơn để cùng tăng trưởng xuất khẩu.

Nhưng với đa phần doanh nghiệp da giày là vừa, nhỏ và siêu nhỏ, bên cạnh sự hỗ trợ từ Chính phủ, địa phương, các doanh nghiệp này cần có chiến lược để nâng cao năng lực cạnh tranh. Nhiều doanh nghiệp đang phụ thuộc vào khách hàng, khách hàng “bảo sao thì làm vậy” nên rất bị động, vì thế, doanh nghiệp cần thông tin liên quan đến quản trị, marketing, đồng thời cũng cần tăng cường kết nối thông tin liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu và các chương trình hỗ trợ của Nhà nước.

Với những thay đổi từ chính doanh nghiệp và sự hỗ trợ từ các cơ quan chức năng, hy vọng rằng mục tiêu xuất khẩu trong năm 2017 đạt 14 tỷ USD với giày dép sẽ khả thi. Tuy nhiên, với những biến động khó lường từ thị trường trong nước và quốc tế, doanh nghiệp cần sự chủ động hơn trong việc mở rộng thị trường, tăng cơ hội giao thương cũng như liên kết giữa các doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu của khách hàng tốt hơn.

Xem thêm Top 5 cơ sở sản xuất giày dép uy tín cả nước tại đây https://banuli.vn/top-5-co-so-san-xuat-giay-dep-uy-tin-chat-luong-tren-ca-nuoc.html 

Tag :